Tự kỷ (tiếng Anh: autism) là một chứng rối loạn phát triển đặc trưng bởi khiếm khuyết về mặt quan hệ nhân sinh, giao tiếp ngôn ngữ, giao tiếp phi ngôn ngữ và hành vi sở thích hạn chế và lặp đi lặp lại. Cha mẹ thường nhận thấy những dấu hiệu của bệnh này trong hai năm đầu đời của con mình. Những dấu hiệu này thường phát triển dần dần, mặc dù một vài trẻ mắc chứng tự kỉ vẫn đạt mốc phát triển với tốc độ bình thường và sau đó giảm dần. Tiêu chuẩn chẩn đoán yêu cầu những triệu chứng trở nên rõ rệt trong thời thơ ấu, thường là trước khi ba tuổi.

1. Ít tiếp xúc với xã hội


Đây là một dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ rõ ràng nhất. Tất cả các trẻ tự kỷ rất ít tiếp xúc với xã hội, với mọi người xung quanh bằng ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ,…Chúng thường biểu hiện sự cô lập và thể hiện các mốc phát triển kém như: không cười ở tháng thứ 3, không phản ứng sợ hãi trước người lạ hoặc khi được để trong môi trường xa lạ ở tháng thứ 8.
Trẻ thường tránh né, không nhìn thẳng vào người đối diện hoặc nhìn họ như thể không có họ ở đó, như thể họ trong suốt. Trẻ dường như không nhận biết hoặc không phân biệt được người nào là quan trọng nhất trong cuộc sống của chúng: xem bố mẹ, anh chị em giống như người dưng.

2. Hành vi chống đối


Hành vi chống đối là một dấu hiệu nhan biet tre tu ky ở trẻ khá quan trọng. Trẻ thường chống đối lại những thay đổi của môi trường xung quanh. Trẻ có thể có những cơn hoảng sợ hoặc giận dữ mãnh liệt nếu đồ đạc trong phòng của trẻ bị thay đổi hoặc mẹ của trẻ thay đổi kiểu tóc, quần áo hoặc đảo ngược một thói quen như ăn sáng, đi tắm,…

3. Rối loạn ngôn ngữ giao tiếp


Đây là một dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ mà các bậc phụ huynh có thể dễ dàng phát hiện được ở trẻ. Trẻ tự kỷ thường bị khiếm khuyết về ngôn ngữ giao tiếp. Ngôn ngữ có thể hoàn toàn không có, trẻ bị câm hoặc chỉ phát ra những tiếng động, những âm thanh vô nghĩa hoặc tiếng kêu lặp đi lặp lại. Một số trường hợp ngôn ngữ phát triển chậm trễ. Trẻ lớn thường nói định hình, sai văn phạm và ngữ nghĩa. Nói đơn điệu, thiếu ngữ điệu, nhịp điệu, thiếu diễn cảm,…

4. Hành vi lặp đi lặp lại


Trẻ thường định hình vận động: hay lặp lại những hành vi quen thuộc như chơi với bàn tay trước mắt kéo dài đến 6 tháng, thường lắc đầu, lắc lư thân mình. Các hành vi đánh hơi như hít, ngửi đồ vật, thức ăn cũng thường gặp.
Trẻ thường chơi với khuynh hướng định hình, không chức năng và không có ý nghĩa khám phá xã hội. Kiểu chơi cứng nhắc, hạn chế, ít phong phú, nghèo tính sáng tạo, ít đặc tính tưởng tượng và biểu tượng.

5. Gắn bó bất thường


Một dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ đó là trẻ dễ gắn bó bất thường vào một số đồ vật. Trẻ tự kỷ thường gắn bó với những đồ vật vô tri vô giác. Trẻ dễ dàng quan tâm đến những chi tiết, đến hình thức đặc biệt của một số đồ vật mà không quan tâm đến công dụng thực sự của nó, thường có kèm các động tác liếm và ngửi.

6. Vận động chậm chạp


Vận động chậm chạp là một trong những dấu hiệu nhan biet tre tu ky điển hình ở trẻ. Trẻ vận động chậm do giảm trương lực cơ toàn thân hoặc rối loạn trương lực cơ. Trẻ thường khó khăn trong việc bắt chước vận động, từ chối mọi sự tập luyện trực tiếp. Đôi khi trẻ có những hành động bất thường như nhăn nhó mặt, xoắn vặn bàn tay, xoay đầu, đập đầu,…nhưng đều diễn ra một cách chậm chạp.

7. Thích chơi một mình


Trái ngược với phần lớn trẻ đều thích chơi đùa với bạn bè, thích đến những khu vui chơi đông vui, nhộn nhịp thì trẻ bị tự kỷ lại chỉ thích chơi một mình trong không gian của riêng chúng, với những đồ chơi đặc biệt gắn bó với trẻ mà lúc nào trẻ cũng mang theo bên mình. Đó có thể là con búp bê, con gấu bông, chú mèo,…và nếu bạn lấy đi “người bạn thân thiết” ấy của trẻ và thay thế bằng một đồ chơi khác, trẻ sẽ lập tức phản ứng rất dữ dội như khóc thét, la hét và sau đó là lầm lì.

8. Hành vi kỳ lạ


Trẻ bệnh tự kỷ thường có những hành vi kỳ lạ, khác thường như đi trên các ngón chân, chạy vòng tròn, đi từng bước, lắc lư, đu đưa thân người,…Các hành vi này dường như tự chủ, có thể gián đoạn hoặc liên tục. Thường gián đoạn bằng những giai đoạn bất động hoặc tư thế kỳ dị. Đôi khi, trẻ có những hành vi tự gây thương tích như đánh vào đầu, tự cắn, cào cấu bản thân, nhổ tóc,…

9. Rối loạn ăn uống


Rối loạn ăn uống là một dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ thường gặp ở trẻ. Triệu chứng này thường xuất hiện sớm như chán ăn, ói mửa, rối loạn động tác mút. Ở tuổi lớn hơn, trẻ có thể giữ một cách ăn uống thoái triển: từ chối ăn những thức ăn không được băm nhỏ; các thức ăn từ sữa hầu như chiếm vị trí độc quyền.

10. Khiếm khuyết về trí tuệ


Sự thiếu sót, khiếm khuyết về trí tuệ gặp ở số đông trẻ tự kỷ. Khoảng 40% trẻ bệnh tự kỷ có chỉ số IQ dưới 55 điểm. 30% trẻ tự kỷ bị chậm phát triển trí tuệ mức độ nhẹ. Sự thiếu sót thường không giống nhau và có sự khác biệt giữa thương số thông minh ngôn ngữ và thao tác. Chỉ 30% trẻ tự kỷ có trí tuệ phát triển bình thường.
Có rất nhiều bài tập can thiệp tùy thuộc vào độ tuổi và sự phát triển của trẻ. Trong đó chúng ta dựa vào các kỹ năng sau.

1. Kỹ năng bắt chước.
2. Khả năng cảm nhận.
3. Vận động tinh.
4. Phối hợp tay - mắt.
5. Kỹ năng nhận thức.
6. Ngôn ngữ.
7. Kỹ năng tự lập.
8. Xã hội hóa.
9. Kỹ năng cầm bút.
10. Vận động tổng quát (Vận động thô - Tâm vận động)

1. Di truyền

Tác nhân di truyền là nguyên nhân trẻ tự kỷ hàng đầu. Những nghiên cứu đầu tiên của cặp đôi ước tính tính di truyền trên 90% các trường hợp, nghĩa là di truyền học giải thích trên 90% có hay không đứa trẻ phát triển tự kỷ. Đây có thể là sự đánh giá quá cao. Một số biểu hiện của tự kỉ được cho là do nhóm gen quy định. Chính vì vậy, những gia đình có người bị tự kỉ thì trẻ em trong gia đình có khả năng bị tự kỉ cao hơn những gia đình khác.

2. Quá trình mang thai


- Trong quá trình mang thai, người mẹ nhiễm virus hay mắc phải một số căn bệnh như cúm, sởi hay bị nhiễm độc thai nghén cũng sẽ ảnh hưởng đến thần kinh của trẻ, đây cũng là nguyen nhan tre tu ky cực kì cao.
- Người mẹ bị bệnh đái tháo đường khi mang thai cũng là nguyen nhan tre tu ky khi được sinh ra. Các nhà khoa học đã chứng minh rằng người mẹ bị bệnh đái tháo đường thì con khi sinh ra có tỉ lệ mắc tự kỉ cao gấp 2 lần người mẹ bình thường.- Sự thiếu hụt về tyroxin trong tuyến giáp của người mẹ từ tháng thứ 2 đến tháng thứ 3 trong quá trình mang thai sẽ dẫn sự thay đổi trong não thai nhi, khiến trẻ sinh ra dễ mắc bệnh tự kỉ hơn.
- Một nguyên nhân trẻ tự kỷ sau khi sinh mắc bệnh tự kỉ là do trong quá trình mang thai người mẹ đã sử dụng thuốc an thần, thuốc điều trị dạ dày, tá tràng mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ.
- Người mẹ trong quá trình mang thai phải luôn giữ cho tinh thần thoải mái. Bởi bị strees, mệt mỏi trong quá trình mang thai cũng sẽ làm tăng tỉ lệ trẻ bị mắc bệnh tự kỉ.
- Trong hai tháng đầu mang thai mà người mẹ sống trong môi trường sử dụng nhiều thuốc trừ sâu cũng làm tăng nguy cơ dẫn đến tự kỉ ở trẻ.

3. Sự chăm sóc của cha mẹ


Nhiều trường hợp trẻ em sinh ra rất bình thường, khỏe mạnh nhưng trong quá trình chăm sóc, nuôi nấng lại thiếu sự quan tâm, chăm sóc của cha mẹ. Điều này có thể khiến bé cảm thấy cô độc, buồn phiền. Tình trạng này diễn ra trong một thời gian dài cũng là nguyên nhân trẻ tự kỷ. Chính vì vậy hãy quan tâm, chăm sóc trẻ chu đáo để trẻ có thể phát triển bình thường như những bạn cùng trang lứa.